Asina Trung tâm vật lý trị liệu hàng đầu Việt Nam

Bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là một loại dị tật khá phổ biến trên thế giới, có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể và thậm chí là gây ra khó khăn trong đi lại, di chuyển.

Hội chứng bàn chân bẹt là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này?

Hội chứng bàn chân bẹt là một dị tật tương đối phổ biến trên thế giới. Dị tật này khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới thần kinh cột sống, tác động không nhỏ đến sự phát triển trong tương lai sau này của người bệnh. Việc sớm phát hiện loại dị tật này sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt là khi mặt lòng bàn chân hoàn toàn bằng phẳng và không có độ lõm (hay còn gọi là vòm gan chân). Tuy nhiên bàn chân bẹt xuất hiện ở một số trẻ bị tình trạng thừa cân béo phì do sức nặng cơ thể đè ép chịu lực . Hầu hết trẻ em bị dị tật này có thể sẽ tự hết khi lên 6 tuổi nếu như bàn chân được thường xuyên vận động tốt, mềm mại. 

Trên thực tế, tất cả bàn chân của trẻ em sơ sinh đều sẽ không có vòm bàn chân, không có lõm bàn chân. Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 2 – 3 tuổi, vòm bàn chân của bé sẽ được dần dần hình thành nên cùng với hệ thống dây chằng của chân.

Bàn chân bẹt là một dị tật khá phổ biến
Bàn chân bẹt là một dị tật khá phổ biến

Vòm bàn chân giúp cho cơ thể có thể chịu lực tốt, đảm bảo giữ được sự cân bằng, đi đứng thoải mái, dễ chịu, nhẹ nhàng. Đồng thời vòm bàn chân cũng giảm được phản lực từ mặt đường dội lên khi bàn chân chuyển động, đi lại. Những người có hệ thống dây chằng chân quá lỏng lẻo (bệnh lỏng lẻo đa khớp) thường rất dễ mắc phải hội chứng dị tật bàn chân bẹt. Các xương ở bàn chân người bệnh sẽ không thể cố định được tốt. Khi bàn chân của người bệnh đi lại ở trên cát hoặc là in mực lên một tờ giấy, một mặt phẳng thì sẽ không nhìn thấy có chỗ khuyết giống như dấu chân của những người bình thường.

Triệu chứng bàn chân bẹt

Người có bàn chân bẹt thường có triệu chứng rõ nhất là những cơn đau đớn, nhức mỏi khó chịu ở phía lòng bàn chân. Cảm giác đau đớn sinh ra là do tình trạng cơ và dây chằng của chân bị căng giãn cơ quá mức trong một khoảng thời gian dài. Hơn nữa, triệu chứng chân bị đau nhức, tê bì, khó chịu râm ran còn có thể ảnh hưởng đến rất nhiều các bộ phận khác trên cơ thể, ví dụ như là mắt cá chân, bắp chân, đầu gối, thắt lưng, hông và cẳng chân. 

Bàn chân không có cầu vòm khó khăn khi di chuyển
Bàn chân không có cầu vòm khó khăn khi di chuyển

Mặt khác, những người bị bàn chân bẹt thì trọng lượng cơ thể cũng sẽ không được phân bố đồng đều. Nếu người bệnh phát hiện có một bên giày nhanh bị mài mòn hơn so với bên còn lại, thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra kỹ lưỡng.

Dáng đi của những người bệnh bị mắc dị tật bàn chân bẹt cũng khác thường so với người bình thường, cụ thể như sau:

  • Chân người bệnh đi thành hình chữ V, chữ X.
  • Khớp gối bị xoay vào bên trong, chân đi hướng vào nhau.
  • Cổ chân người bệnh sẽ xoay vào bên trong hoặc ra ngoài.

Nguyên nhân của dị tật tình trạng bàn chân bẹt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình dạng trẻ mắc bàn chân bẹt.

  • Yếu tố di truyền: do bố mẹ, ông bà hoặc có người thân trong gia đình bị mắc hội chứng bàn chân bẹt nên trẻ bị di truyền.
  • Do thói quen: người lớn trong gia đình cho bé đi dép có đế phẳng từ khi còn nhỏ tuổi hoặc cho bé đi chân đất quá nhiều. Với những trẻ nhỏ có khung xương khớp mềm sẽ dễ dẫn đến mắc phải chứng bàn chân bẹt. 
  • Trẻ từng gãy xương khi còn nhỏ khiến cho xương bàn chân bị phát triển không bình thường.

Ảnh hưởng của hội chứng bàn chân bẹt

Người bị mắc chứng bàn chân bẹt sẽ gây ra những bất lợi khá lớn đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt và sự phát triển của trẻ sau này: 

Chân bị biến dạng 

Đối với người bình thường thì phần cong của bàn chân sẽ là yếu tố giúp giảm thiểu lực ma sát và giảm bớt phần nào lực của cơ thể khi tiếp xúc với mặt đất lúc đi lại. Những người có hệ dây chằng lỏng lẻo sẽ khiến bàn chân bị bẹt, thẳng, không có vòm. Do vậy, trong khi đi lại, cả mặt bàn chân sẽ phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt đường. Sau một thời gian dài có thể sẽ khiến cho lòng bàn chân bị biến dạng đi. Khi di chuyển, đi lại, hoạt động chạy nhảy, bàn chân sẽ không có sự đàn hồi và linh động, đi siêu vẹo, không thể giữ được thăng bằng, rất dễ bị ngã, gót chân bị cong vẹo, cổ chân của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bàn chân bị bẹt có thể dẫn đến thoái hóa khớp nối nếu không điều trị
Bàn chân bị bẹt có thể dẫn đến thoái hóa khớp nối nếu không điều trị

Ảnh hưởng đến cấu trúc bàn chân 

Nếu không sớm điều trị chứng bàn chân bẹt sẽ khiến cho cấu trúc bàn chân bị lệch trục, phát triển không cân đối. Biểu hiện có thể thấy rõ nhất chính là ngón chân cái sẽ bị đẩy nằm sát vào phần ngón bên cạnh, tạo nên một cái bướu gây ra sự khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong khi đi lại mà có mang giày dép.

Tình trạng thoái hóa về khớp gối

Người bị bàn chân bẹt thường có phần đầu gối phát triển một cách không bình thường. Khi di chuyển, đi lại, chạy nhảy, phần xương cẳng chân và gối xoay bị lệch sẽ khiến cho trẻ không thoải mái, khó chịu, đau đớn và rất ngại vận động. Lâu dần dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối.

Người lớn nếu phát hiện trẻ bị mắc chứng bàn chân bẹt thì cần sớm đi khám chữa để tránh những biến chứng xương khớp do bàn chân bẹt gây ra.

CÁCH NHẬN BIẾT CHÂN VÒNG KIỀNG, CHÂN CHỮ X

Chân vòng kiềng, chân chữ X không những gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sau này nếu không được phát hiện, can thiệp hoặc điều trị sớm.

LOẠT NGUY CƠ TIỀM ẨN KHI TRẺ BỊ BÀN CHÂN BẸT

Bàn chân bẹt ở trẻ em “tưởng không nguy hiểm mà nguy hiểm không tưởng!”.

Nguyên Nhân Và Cách Nhận Biết Bàn Chân Bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi.

Tư vấn online

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN