Asina Trung tâm vật lý trị liệu hàng đầu Việt Nam

Thoái hóa cột sống

Thoái hoá cột sống là bệnh thoái hóa khớp mãn tính. Nhưng những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa ngày càng có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi và để lại nhiều biến chứng phức tạp khó lường.

Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Thoái hóa cột sống là bệnh khớp mãn tính khi các sụn khớp, khớp xương và đĩa đệm bị thoái hóa. Điều này khiến các u xương mọc trên các đốt sống gây biến dạng khớp, đau nhức, chèn ép thần kinh nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bệnh khởi phát từ từ với các triệu chứng ban đầu không rõ ràng nên ít người bệnh phát hiện và điều trị sớm. Đến khi thoái hóa nặng gây biến dạng khớp cột sống hạn chế đến quá trình vận động, sinh hoạt và khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là hiện tượng lớp sụn khớp đốt sống bị bào mòn, các bề mặt đốt sống sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau khi cơ thể vận động gây tổn thương dẫn đến viêm xương sụn, lâu dần sẽ dẫn đến tổn thương bao hoạt dịch khớp và tràn dịch khớp. Ngoài ra khi bị ma sát thường xuyên của các đầu xương cũng góp phần hình thành các gai xương tại đây. Các gai xương phát triển quá mức dẫn đến biến dạng khớp và tiếp tục cọ xát gây ảnh hưởng đến các đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh.

Thoái hoá cột sống là căn bệnh mãn tính thường gặp ở người lớn tuổi
Thoái hoá cột sống là căn bệnh mãn tính thường gặp ở người lớn tuổi

Những nhóm đối tượng thường bị thoái hoá?

Thoái hóa đốt sống có nguy cơ xuất hiện ở những nhóm đối tượng sau:

  • Khoảng 85% người trên 60 tuổi bị thoái hoá đốt sống.
  • Đối với người dưới 45 tuổi, thoái hóa đốt sống xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Ngược lại, sau 45 tuổi, bệnh xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ.
  • Người ăn uống mất kiểm soát hóa do trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn bị tổn thương.
  • Người có những tiền sử về chấn thương
  • Người làm công việc văn phòng hay người vận động nhiều.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống nhưng chủ yếu do 2 nguyên nhân sau:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoái hoá ở cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoái hoá ở cột sống

Nguyên nhân nguyên phát

Quá trình lão hóa tự nhiên chính là nguyên nhân gây ra thoái hoá. Theo đó, tuổi càng cao thì cấu trúc cột sống càng yếu đi với các biểu hiện như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm bị vỡ, dây chằng bị xơ hóa, mô sụn bị bào mòn.

Thông thường, bệnh tiến triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào lối sống và chế độ ăn uống tập luyện của mỗi người. Thói quen ngồi ở tư thế gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hay tập thể dục thể thao không đúng cách là những tác nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.

Chế độ ăn uống không lành mạnh thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hay Collagen type II khiến cột sống bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Đồng thời thoái hóa đốt sống còn xuất phát từ thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, chứa nhiều chất béo hoặc lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đó cũng là lý do vì sao có người từ 30-35 tuổi đã bị thoái hóa cột sống trong khi người già 50-60 tuổi vẫn cường tráng, khỏe mạnh.

Nguyên nhân thứ phát

Bên cạnh các nguyên nhân chính ở trên thì còn một số nguyên nhân thứ phát dẫn đến thoái hoá ở cột sống như là:

Nghề nghiệp: Làm việc trong văn phòng, người ít vận động hoặc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý, dẫn đến các sai lệch. 

  • Các chấn thương trong sinh hoạt hoặc do vô tình bị ngã nếu không được dứt điểm có thể khiến cột sống bị thoái hóa.

Triệu chứng thoái hóa ở cột sống thường gặp

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống có thể kể đến như là:

Tình trạng cột sống
Tổng hợp các triệu chứng thường và ít gặp khi bị thoái hoá

Triệu chứng chung

  • Đau và cứng lưng, cổ và vai vào sáng sớm.
  • Sốt, khó thở kèm theo các cơn đau thắt dạ dày.  
  • Đau âm ỉ vùng cột sống thoái hóa, đồng thời đau có tính chất cơ học.
  • Yếu hoặc tê các chi. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống.
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc đau vai gáy.

Thoái hóa ở đốt sống cổ

  • Đau cổ, cứng gáy, cử động cổ khó khăn: cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ dữ dội, kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
  • Tê hoặc yếu bả vai, cánh tay hoặc các ngón tay.
  • Nấc, đau đầu, chóng mặt nếu thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2.

Thoái hóa đốt sống lưng

  • Xuất hiện những cơn đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài nhiều tuần.
  • Đau có thể tăng lên khi bệnh nhân di chuyển, cúi người, xoay người hoặc nâng đồ vật.
  • Khi tình trạng nặng hơn, cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân gây tê liệt, mất thăng bằng khi di chuyển.
  • Thoái hóa đốt sống lưng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo co thắt cơ.

Làm thế nào để chẩn đoán thoái hoá ở cột sống?

Thông thường, quy trình chẩn đoán thoái hóa cột sống sẽ bao gồm các bước sau:

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Đầu tiên, bệnh nhân cần chia sẻ thông tin với bác sĩ:

  • Các triệu chứng khó chịu bắt đầu từ đâu và khi nào?
  • Tần suất xuất hiện các triệu chứng?
  • Cuộc sống có bị ảnh hưởng hay không?
  • Điều gì khiến bệnh nhân tồi tệ hơn? 
  • Lịch sử gia đình
  • Sau đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe tổng thể cũng như cột sống của bạn bằng cách:
  • Khám tổng quát tư thế và vùng da quanh vùng bệnh
  • Kiểm tra các mô mềm cũng như sự co cơ
  • Kiểm tra từng đốt sống
  • Đánh giá phạm vi chuyển động của các khớp liên quan
  • Kiểm tra phản xạ thần kinh

Chẩn đoán hình ảnh

Phương pháp này có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hoá cột sống có thể kể đến như là:

  • Chụp X-quang: giúp kiểm tra khoảng trống của khớp giữa các đốt sống, tình trạng của đĩa đệm và sự xuất hiện bất thường của các gai xương
  • CT scan: cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về cột sống, đĩa đệm và gai xương so với phim X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ: giúp bác sĩ nhìn thấy các mô mềm, bao gồm cơ, đĩa đệm cột sống, dây chằng và gân, dây thần kinh
  • Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT): thường kết hợp với CT scan để xác định cụ thể vị trí cột sống bị tổn thương

Kiểm tra chuyên sâu

Mặc dù xét nghiệm máu hoặc chọc hút dịch tủy sống không thể phát hiện hoặc đánh giá thoái hóa cột sống nhưng vẫn được bác sĩ chỉ định để loại trừ các vấn đề sức khỏe.

Các phương pháp điều trị bệnh về thoái hoá

Các lựa chọn điều trị thoái hóa đốt sống phổ biến bao gồm:

Tuỳ theo mức độ bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp
Tuỳ theo mức độ bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp

Tập một số bài tập giúp cột sống chắc khỏe

Tập luyện không chỉ giúp cải thiện khả năng vận động, dẻo dai của các đốt sống mà còn góp phần phòng chống thừa cân, béo phì. Các bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống thường được các bác sĩ khuyên dùng như:

  • Tư thế baby
  • Tư thế rắn hổ mang
  • Bài tập duỗi lưng
  • Bài tập chuyên biệt tăng tầm vận động

Điều trị bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ khám đánh giá mức độ nghiêm trọng cũng như tiền sử bệnh trước khi kê toa điều trị. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên báo cho bác sĩ biết các loại thuốc mình đang dùng, kể cả vitamin và thuốc bổ, thực phẩm chức năng. Cụ thể:

  • Paracetamol: có tác dụng giảm đau, ít tác dụng phụ.
  • Ibuprofen, Naproxen: ngoài tác dụng giảm đau còn có khả năng chống viêm.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ dạng kem, gel, thuốc xịt hoặc miếng dán có thể có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống.
  • Thuốc giãn cơ giúp khắc phục tình trạng co cứng cơ ở bệnh nhân thoái hoá ở cột sống.
  • Thuốc giảm đau nhóm opioid thường dành cho những bệnh nhân bị đau thắt lưng cấp tính hoặc không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

Phẫu thuật cột sống

Đây có thể coi là phương án điều trị cuối cùng, thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau 3 tháng
  • Bệnh nhân có triệu chứng chèn ép rễ thần kinh, tủy sống
  • Bệnh nhân có dấu hiệu thoái hóa đốt sống độ 3 – 4
  • Đĩa đệm bị tổn thương nặng cần thay đĩa đệm nhân tạo
  • Đau thần kinh tọa mãn tính hoặc hẹp ống sống nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày

Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng.

  Là một trong những phương pháp điều trị an toàn, giúp cải thiện và ngăn ngừa các cơn đau tái phát tại vùng cột sống bị thoái hóa.

Các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng trong điều trị nội khoa, bao gồm các phương pháp chủ động luyện tập và trị liệu bị động thông qua nhiều tác nhân khác nhau. Các phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Ánh sáng trị liệu
  • Nhiệt trị liệu
  • Điện trị liệu
  • Lase trị liệu
  • Masage trị liệu
  • Vận động liệu pháp chuyên biệt

Thoái hóa cột sống là căn bệnh cơ xương khớp mãn tính phổ biến hiện nay. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi các đốt sống bị tổn thương khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, vận động hàng ngày. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống và các triệu chứng

Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ. Mức độ đau sẽ tăng dần khiến người bệnh bị hạn chế vận động, cột sống bị biến dạng mà không có viêm. Bệnh dẫn đến các tổn thương: Thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống, kèm theo các thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Tư vấn online

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN