Không chỉ những người cao tuổi, mà cả người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao. Đây là căn bệnh gì, có triệu chứng như nào và cách điều trị ra sao?
Nhiều người trong chúng ta không xa lạ gì với cụm từ thoát vị đĩa đệm. Trong đó đa phần nhầm tưởng đây là triệu chứng thường gặp ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên trên thực tế là tỷ lệ người trẻ tuổi mắc căn bệnh này cũng đang tăng lên một cách đáng ngại. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân từ đâu mà có và có cách nào để điều trị hiệu quả hay không?
Thoát vị đĩa đệm còn có cách gọi khác là thoát vị đĩa hoặc trượt đĩa đệm và tùy mức độ và hình thái còn có thêm các tình trạng bệnh như: lồi đĩa đệm, phình đĩa đệm…. Đây là một hiện tượng xảy ra khi xuất hiện tình trạng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị tổn thương.
Đĩa đệm bị thoát vị
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Sau đó chúng bị di lệch và trượt khỏi vị trí ban đầu, ... khiến cho phần nhân nhầy đĩa đệm ở bên trong thoát ra ngoài và ảnh hưởng tới các dây thần kinh, tủy sống gần khu vực đó. Quá trình chèn ép tủy sống và các dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức cổ, lưng, mông, chân và rối loạn cảm giác tại chỗ tùy theo vị trí đĩa đệm thoát vị gây thương tổn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở các vùng:
Khi bị thoát vị tùy theo vị trí thoát vị thường thể hiện những triệu chứng như sau:
Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh. Cơn đau có thể lan từ vùng lưng dưới đến vùng hông, mông, đùi và đầu gối, thậm chí có thể lan xuống tận bàn chân tùy theo vị trí thoát vị và cung đoạn chèn ép liên quan. Cơn đau có thể kéo dài liên tục, hoặc đau cục bộ, cũng có thể đau diện rộng nhưng không xác định rõ vị trí.
Đau lưng, đau thắt lưng là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm
Nếu người bệnh nằm ngửa thì cơn đau giảm nhẹ. Nếu người bệnh đứng quá lâu hoặc làm việc quá sức, cơn đau sẽ gia tăng.
Cơn đau trượt đĩa đệm có thể lan ra từ vùng lưng xuống các chi dưới. Người bệnh có thể đau một hoặc cả 2 chân và thường tập trung ở các vùng đùi, hông, bên ngoài bắp đùi hoặc bên trong bắp chân, bàn chân.
Ngoài cơn đau có thể kèm theo cảm giác tê, cứng. Triệu chứng này thường xảy ra với người lao động nặng, bị chấn thương hoặc do nhiễm lạnh cơ thể, đặc biệt là 2 chân.
Người bệnh có thể không đau chi dưới nhưng bị xuất hiện cảm giác tê cứng. Nguyên nhân là do vị trí đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép tủy sống hay sợi thần kinh cảm giác gây ra.
Cơn đau thường xuất hiện 1 bên, đôi khi xảy ra ở 2 bên nhưng rất hiếm. Cơn đau từ thắt lưng xuống, sau đó tới vùng hông và có thể truyền xuống trước hoặc sau, hoặc mặt ngoài đùi chân, rồi lan tới cẳng chân và bàn chân.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm, ví dụ như:
Tuy nhiên, đôi khi cũng khó xác định được nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Những người thuộc các trường hợp sau có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa hơn so với người khác:
Người cao tuổi dễ bị thoát vị đĩa đệm
Hiện nay nền khoa học y học phát triển nên có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được áp dụng, ví dụ như là:
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia khám lượng giá để lập nên những bài tập dành riêng cho từng người và từng tình trạng, vị trí thoát vị. Ngoài ra có thể tập nhẹ nhàng các bài tập yoga, đi bộ, đi xe đạp đúng cách. Đồng thời có thể tập gym, chơi golf, cầu lông, bóng đá, bóng rổ, ... những hoạt động mạnh.
Những bài tập vật lý trị liệu, được chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia như là kéo căng để giữ cơ linh hoạt, bài tập thể dục nhịp điệu, .... Chúng có tác dụng giảm đau, tăng sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh hoạt động.
Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Các bài Massage cơ thể giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe cho người bị thoát vị đĩa.
Sử dụng thuốc được áp dụng với người gặp các cơn đau nhẹ, có thể dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen sodium ...
Các bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc Steroid vào khu vực dây thần kinh cột sống, giảm đau chống viêm do thoát vị đĩa đệm.
Sử dụng sóng cao tần trong điều trị thoát vị đĩa đệm được áp dụng trong một vài năm gần đây. Sử dụng loại sóng có tần số từ 200 - 1200 MHZ tạo áp lực bên trong đĩa đệm nhằm kéo nhân nhầy trở lại vị trí bình thường. Nhưng cũng chỉ điều trị ở mức thoát vị nhỏ và nhược điểm là chi phí điều trị cao và kỹ thuật phức tạp và rủi ro cao trong điều trị.
Những người điều trị nội khoa thất bại sau 6 - 8 tuần hoặc gặp các cơn đau đột ngột, đau dữ dội vùng thoát vị. Hoặc người xuất hiện triệu chứng chèn ép thần kinh nặng gây mất kiểm soát đại tiểu tiện, đường ruột, liệt thần kinh khu trú thì có chỉ định phẫu thuật.
Các bác sĩ cũng sẽ kết hợp nhiều liệu pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm. Do đó, nếu các bạn gặp những triệu chứng trên thì nên đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn và cách điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay phòng khám Asina đang áp dụng những biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới hiện đại nhất và an toàn nhất. Xin mời các bạn cùng tham khảo những thông tin về căn bệnh này, cũng như tới phòng khám để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị tận tình.
Thoát vị đĩa đệm là một trong những chấn thương phổ biến mà người chơi thể thao thường gặp. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh có thể phát triển thành mãn tính, khiến người bênh thường xuyên chịu đựng các cơn đau; nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng vận động và đi lại.