Asina Trung tâm vật lý trị liệu hàng đầu Việt Nam

Đau bàn chân

Đau bàn chân khiến cuộc sống thường ngày bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm. Vì thế, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây đau bàn chân để có biện pháp điều trị thích hợp.

Những nguyên nhân gây đau bàn chân và cách điều trị 

Đau bàn chân có thể là đau ngón chân, gan bàn chân, gót chân hoặc mắt cá chân hay mu bàn chân. Bất kỳ cơn đau nào tại vị trí nào cũng gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, nhất là khi chân vốn chịu nhiều sức nặng của cơ thể khi di chuyển. Để loại bỏ những cơn đau kéo dài, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây đau bàn chân, từ đó lựa chọn biện pháp điều trị lý tưởng nhất.

Các triệu chứng đau bàn chân

Bàn chân con người có đến 7200 dây thần kinh, 100 cơ, gân cùng dây chằng, 33 khớp và 2000 tuyến nội tiết. Ngoài ra còn bao gồm nhiều động mạch và tĩnh mạch quan trọng khác. 

Đây cũng là bộ phận chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể khi di chuyển. Vì thế, đôi bàn chân thường chịu nhiều áp lực khi con người hoạt động. Nếu không chăm sóc và bảo vệ đúng cách, đôi bàn chân dễ bị tổn thương và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

Các triệu chứng đau bàn chân rất đa dạng
Các triệu chứng đau bàn chân rất đa dạng

Những cơn đau bàn chân rất dễ dàng nhận diện. Bạn có thể phát hiện ra ngay nhờ các biểu hiện và triệu chứng như sau: 

  • Những cơn đau đớn ở các bộ phận của bàn chân và gia tăng dần khi người bệnh vận động, đi lại nhanh hoặc khi chạy nhảy. 
  • Có hiện tượng bị căng cứng khớp vào sáng sớm. 
  • Khi đứng lâu thì đau nhức bàn chân hoặc thấy lòng bàn chân đau rát. 
  • Đi lại khó khăn vì đau đớn. 
  • Bị sưng, đau và tê cứng mắt cá chân, khớp ngón chân. 
  • Bàn chân xuất hiện các vết bầm tím, tấy đỏ. 

Vị trí của các cơn đau:

  • Đau rát ở lòng bàn chân 
  • Những cơn đau ở vùng gót chân 
  • Đau đớn và tê ngứa tại các ngón chân 
  • Cơn đau kéo dài từ ngón chân đến vùng gần gót chân 
  • Đau mắt cá chân 
  • Đau nhức ở vùng lòng bàn chân 
  • Mu bàn chân xảy ra cảm giác đau nhức, khó chịu

Những nguyên nhân gây đau bàn chân thường thấy nhất

Để điều trị bệnh đau trên bàn chân, các bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đau tại bàn chân.

Bong gân, căng cơ

Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất, gây ra đau bàn chân. Các bạn có nguy cơ bị bong gân và căng cơ khi té ngã, do va chạm, hoặc do thay đổi hướng đi đột ngột. 

Bong gân và căng cơ sẽ gây ra những ảnh hưởng đến cơ và dây chằng, gây ra những cơn đau nhức cho bàn chân. Ngoài ra còn khiến chân người bệnh bị sưng, bầm tím hoặc yếu đi. 

Bệnh gout 

Bệnh gout là một dạng viêm khớp, xảy ra do sự tích tụ axit uric trong mô sụn. Cơn đau bàn chân do bệnh gút thường kéo dài một vài ngày trong một thời gian và tập trung ở các cơ ngón chân cái. Cơn đau rất dữ dội và khiến các cơ chân bị sưng to, tấy đỏ, ngay cả khi người bệnh không di chuyển.

Bệnh gút có thể gây đau bàn chân
Bệnh gout có thể gây đau bàn chân

Viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles xảy ra khi không khởi động đầy đủ trước khi luyện tập thể thao, hoặc khi đeo giày không vừa chân, chuyển hướng vận động đột ngột. Những người đeo giày cao gót thường xuyên cũng có nguy cơ bị viêm gân Achilles. Ngoài ra còn có thể là do bị gai xương vùng mặt sau xương gót. 

Viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles 

Biểu hiện của bệnh viêm gân Achilles là những cơn đau ở cơ bắp chân và đau nhói sau gót. Người bệnh sẽ nhận ra cơn đau sau khi ngủ dậy, đi vài bước hoặc là sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài.

Đau bàn chân do bệnh tiểu đường 

Người bị tiểu đường có thể xảy ra biến chứng gây đau ở bàn chân. Cùng với đó là cảm giác nóng lạnh ở tứ chi. Khi đứng thì không thể điều chỉnh tư thế bàn chân.

U dây thần kinh Morton

Một trong những nguyên nhân thường thấy gây ra bệnh đau ở bàn chân là do chứng đau u dây thần kinh Morton, hay u thần kinh bàn chân. Những cơn đau xuất hiện ở phía trước của lòng bàn chân. Đồng thời có sự dày lên của mô quanh sợi thần kinh giữa các gốc ngón chân, thường ở giữa ngón 3 và ngón 4 của bàn chân. 

Nguyên nhân hình thành là do cấu trúc cơ sinh học bị yếu, hoặc do những vận động hằng ngày kích thích, sức ép mãn tính hoặc do xương phần trước bàn chân ép xuống. Người bệnh bị đau, tê và nóng ở đầu bàn chân.

Các biện pháp điều trị chứng đau bàn chân hiệu quả

Để điều trị đau xương bàn chân, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như sau: 

Nghỉ ngơi và massage bàn chân, chườm lạnh

Người bị đau bàn chân không nên vận động quá mạnh, cho đến khi giảm hẳn cơn đau. Sau đó đi bộ nhẹ nhàng. 

Thực hiện các bài massage bàn chân giảm đau 
Thực hiện các bài massage bàn chân giảm đau 

Đồng thời nên thực hiện các bài massage bàn chân mỗi ngày, giúp máu lưu thông tới các khớp, để bàn chân linh hoạt, giảm đau khớp. Và để giảm đau tại bàn chân nhanh chóng, bạn nên chườm lạnh bằng túi đá trong khoảng 20 phút, thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày.

Sử dụng thuốc giảm đau

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, giúp giảm viêm như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium. Tuy nhiên, những loại thuốc giảm đau bàn chân nhanh thường có các tác dụng phụ như gây suy thận, suy gan, đau dạ dày … Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng.

Tiến hành phẫu thuật

Nếu những phương pháp trên không có hiệu quả, cơn đau vẫn kéo dài và có khả năng xảy ra biến chứng, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật. Vì thế, người bệnh cần đến gặp bác sĩ và nhận tư vấn chi tiết. 

Hy vọng những chia sẻ về nguyên nhân đau bàn chân sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này, cũng như tìm ra biện pháp điều trị thích hợp. Bạn có thể liên hệ phòng khám Asina để nhận các tư vấn, hỗ trợ điều trị chi tiết nhất.

Chẩn đoán đau xương bàn chân và cách điều trị

Đau bàn chân có rất nhiều nguyên nhân gây ra và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, các bạn cần nắm được những thông tin cụ thể của các nguyên nhân này để có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

Tư vấn online

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN