Asina Trung tâm vật lý trị liệu hàng đầu Việt Nam

CÁCH NHẬN BIẾT CHÂN VÒNG KIỀNG, CHÂN CHỮ X

Chân vòng kiềng, chân chữ X không những gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sau này nếu không được phát hiện, can thiệp hoặc điều trị sớm.

🔻 Tình trạng chân vòng kiềng nặng và kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến khớp gối, xương chậu và cột sống đặc biệt là cột sống thắt lưng vì phân bố trọng lượng bất hợp lý. Chân chữ X cũng nguy hiểm không kém khi gây quá tải cho các dây chằng và hậu quả lâu dài sẽ dẫn đến tổn thương  rách sụn chêm, đau khớp và tăng nguy cơ bị viêm khớp. Do đó cha mẹ không nên chủ quan khi con có các dấu hiệu bệnh lý này. 

👇 ASINA sẽ hướng dẫn cha mẹ một số cách nhận biết bé nhà có đang bị chân vòng kiềng, chân chữ X hay không.

☑️ Nhận biết chân vòng kiềng: 

⭐ Nếu con đang ở tư thế đứng:

- Chân trẻ cong 2 khớp gối trẻ cách xa nhau

- Cẳng chân xoay vào trong

- Khớp cổ chân, bàn chân nghiêng ngoài. 

- Khi đi trẻ hơi chùng gối xuống sẽ thấy hai mũi chân đảo vào nhau khi bước.

⭐ Nếu con đang ở tư thế nằm ngửa 

- Chân trẻ cong hình chữ C và đổ nghiêng ra ngoài.

- Ngoài ra, trẻ cũng có thể có dấu hiệu lệch trục chi, bàn chân sập vòm lệch trục.

☑️ Nhận biết chân chữ X:

- Khi trẻ di chuyển, cha mẹ sẽ thấy 2 gối chụm vào nhau, nhất là khi trẻ chạy thì 2 gối va vào nhau. 

- Cẳng chân xoay vào nhau, bàn chân thường quay sấp quá mức.

- Ngoài ra, tình trạng chân chữ X có thể có dấu hiệu kết hợp lệch trục chi và trục chịu lực cổ chân 1 hoặc 2 bên.

❗❗ Tình trạng chân chữ X, chân vòng kiềng thường gặp nhất ở trẻ từ 2-4 tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi chân vòng kiềng, chân chữ X có thể CẢI THIỆN DẦN & HẾT HẲN HOÀN TOÀN khi trẻ được 7-8 tuổi. Sau 7-8 tuổi thì hiệu quả can thiệp sẽ thấp hơn. 

🔻 Do đó, khi cha mẹ nghi ngờ con có dấu hiệu bệnh lý này thì cần đến cơ sở y tế thăm khám để tránh lỡ mất thời gian “vàng” phục hồi của con. 


Bài cùng chuyên mục

CÁCH NHẬN BIẾT CHÂN VÒNG KIỀNG, CHÂN CHỮ X

Chân vòng kiềng, chân chữ X không những gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sau này nếu không được phát hiện, can thiệp hoặc điều trị sớm.

LOẠT NGUY CƠ TIỀM ẨN KHI TRẺ BỊ BÀN CHÂN BẸT

Bàn chân bẹt ở trẻ em “tưởng không nguy hiểm mà nguy hiểm không tưởng!”.

Nguyên Nhân Và Cách Nhận Biết Bàn Chân Bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi.