Đối với bàn chân bình thường thì điểm chịu lực của cơ thể dồn lên 3 điểm, gót chân, phần đầu bàn chân và phần ngoài bàn chân. Nhưng đối với bàn chân bẹt bị sập vòm làm điểm chịu lực thay đổi sang bờ trong bàn chân và gót chân. Điều này kéo theo một loạt hệ quả như: Cổ chân bị lệch trục, khớp gối đổ vào trong, xương đùi xoay trong và khép lâu ngày kéo theo xương chậu đổ về trước sai lệch tư thế cong vẹo cột sống, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hô hấp tim mạch (ở các bé gái thì vấn đề này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi lớn lên)...
Đơn giản hơn, khi điểm chịu lực thay đổi nên khi đi bộ nhiều hay chạy nhảy nhiều trẻ sẽ dễ bị mỏi hay đau cổ chân và dọc bờ ngoài cẳng chân, cảm giác nhức trong xương, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến con ngại vận động hơn. Lúc này bố mẹ cần chú ý cho con đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Lời khuyên cho cha mẹ:
Cha mẹ có thể cho con đến phòng khám ASINA - Trung tâm vật lý trị liệu số một Việt Nam, chuyên trị liệu bàn chân bẹt để trẻ được kiểm tra đánh giá và test tình trạng bàn chân và có phác đồ điều trị riêng biệt phù hợp cho từng mức độ bệnh lý bàn chân.
Chân vòng kiềng, chân chữ X không những gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sau này nếu không được phát hiện, can thiệp hoặc điều trị sớm.
Bàn chân bẹt ở trẻ em “tưởng không nguy hiểm mà nguy hiểm không tưởng!”.
Hội chứng bàn chân bẹt thường do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi.