Cong vẹo cột sống là một bệnh lý nguy hiểm, vì diễn tiến âm thầm và ảnh hưởng lớn cuộc sống. Vậy các biện pháp chẩn đoán và điều trị an toàn bệnh lý này là gì?
Xu hướng bị cong vẹo cột sống ở giới trẻ đang tăng dần tại Việt Nam. Ít ai biết rằng có thể điều chỉnh nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên để loại bỏ căn bệnh này triệt để và ngăn chặn những biến chứng có liên quan, các bạn cần tìm hiểu về các nguyên nhân, những triệu chứng cụ thể và tìm ra biện pháp điều trị thích đáng nhất.
Cong vẹo cột sống là một dạng dị tật của cơ thể. Đó là tình trạng các đốt sống cổ, lưng bị cong vẹo sang một bên của trục cơ thể, hoặc là xoay phức tạp và bất thường. Những đường cong của bệnh vẹo cột sống có hình chữ S hoặc hình chữ C.
Cong vẹo cột sống là một dạng dị tật của cơ thể
Bệnh lý này thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở bé gái cao hơn bé trai. Cong vẹo cột sống thường diễn biến âm thầm, khó bị phát hiện. Khi nhận ra thì bệnh đã diễn tiến triển nặng và khó điều trị.
Những đối tượng dễ bị vẹo cột sống là:
Có thể chia bệnh cong vẹo cột sống thành những dạng cơ bản như sau:
Có nhiều dạng cong vẹo cột sống
Nếu bạn nghi ngờ hoặc thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng vẹo cột sống, không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đi khám ngay lập tức. Bạn nên đến khám tại các khoa cơ xương khớp ở bệnh viện và nhận tư vấn của bác sĩ.
Để chẩn đoán chính xác xem có bị vẹo cột sống hay không, có thể thực hiện những biện pháp sau:
Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh lý cùng với các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như hỏi xem thời gian cột sống có sự thay đổi bất thường, quá trình tiến triển của các đường cong, nơi xuất hiện cơn đau hay những tình trạng rối loạn chức năng kèm theo.
Sau đó là thông qua quan sát biến dạng lưng của người bệnh rồi xác định xem có bị cong vẹo cột sống không. Tiếp đến là xác định mức độ vẹo cột sống cũng như kết luận về độ mềm dẻo của cột sống.
Sau khi khám lâm sàng và lượng giá chức năng, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện những xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân. Đây cũng là cách đánh giá chính xác mức độ và phân loại chứng vẹo cột sống của người bệnh. Quá trình này bao gồm:
Chụp X quang đánh giá tình hình
Quá trình điều trị vẹo cột sống thường phức tạp và lâu dài. Hơn nữa cần được thực hiện dưới sự kiểm tra định kỳ và theo dõi của bác sĩ. Hiện nay có những phương pháp điều trị chính như sau:
Nếu căn bệnh chưa diễn tiến nặng, bạn có thể điều trị bằng cách đeo đai lưng. Nó có tác dụng ổn định cột sống, dần dần điều chỉnh tư thế của bạn cũng như hạn chế cơn đau phát sinh sau mỗi lần vận động. Đây là một biện pháp có tác động từ từ nên bạn phải đeo lâu dài.
Ngoài ra có thể áp dụng bài tập chỉnh cột sống. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn những bài tập chữa vẹo cột sống phù hợp nhất với người bệnh. Trong quá trình điều trị cần thực hiện đúng cách và đầy đủ mới phát huy hiệu quả.
Nếu bạn muốn hiệu quả điều trị nhanh chóng thì có thể thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, đây nên là giải pháp cuối cùng khi bệnh nhân có cột sống bị vẹo quá nặng và các phương pháp khác không còn hiệu quả.
Bạn có thể điều trị bằng bài tập vật lý trị liệu. Trong đó bao gồm các bài tập nắn chỉnh đốt sống, cũng như thực hiện các biện pháp xoa bóp, điều trị để đưa các đốt sống về vị trí bình thường.
Tập vật lý trị liệu
Hiện nay phương pháp này đang được áp dụng tại phòng khám ASINA. Đây là phương pháp điều trị cong vẹo cột sống được đánh giá an toàn, hiệu quả cao. Tuy nhiên cần được thực hiện dưới sự giám sát và đánh giá của các bác sĩ của ASINA.
Trên đây là những thông tin về bệnh cong vẹo cột sống, các biện pháp chẩn đoán và điều trị. Hy vọng các chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này cũng như biện pháp để loại bỏ nó an toàn.
Cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong quá mức sinh lý bình thường ở đoạn cổ, ngực hoặc thắt lưng, cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên trái…