Asina Trung tâm vật lý trị liệu hàng đầu Việt Nam

Khi Bàn Chân Bạn Già Trước Tuổi

Thường thì khi đánh giá tuổi tác một ai đó để xem họ còn trẻ hay đã già người ta thường nhìn vào khuôn mặt để đánh giá người này già hay trẻ.

Nhưng ở một góc nhìn khác  chi tiết hơn Tôi thấy phải đánh giá vào khả năng vận động của họ để thấy họ già hay trẻ. Và khả năng dễ nhận thấy nhất là đi lại di chuyển.

Các bạn có thấy vậy không?

Nhìn bác ấy ,chú ấy lọm khọm quá nhỉ?

Nhìn cô ấy chị ấy dáng đi ….

Đi liêu xiêu không vững, nhìn dáng đi đứng yếu nhỉ…

Đó là những đánh giá là đã già và thậm trí là già truớc tuổi luôn đó ạh

Mà để đi đứng vững vàng thì bàn chân là một bộ phận quan trọng nhất.

Bàn chân được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể , bàn chân có vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể con người mà ít người nhận biết được.

Theo thời gian , tuổi tác ngày càng cao thì cơ thể lão hóa dần thì bàn chân cũng là bộ phận già đi đầu tiên và với tốc độ nhanh nhất, rất nhiều yếu tố làm cho bàn chân già nhanh hơn các bộ phận khác .

+ Bàn chân là cơ quan phải làm việc liên tục và chịu áp lực nhiều nhất cơ thể

+ Các cơ dây chằng bàn chân, cẳng chân cũng luôn phải làm việc với áp lực trọng lực lớn và liên tục dẫn đến quá tải và suy yếu dần.

Do tuổi tác dẫn đến sự hấp thụ can xi giảm dần, tuần hoàn chi giảm dần nên chức năng vận động của bàn chân bị ảnh hưởng dẫn đến bàn chân yếu dần.

Đặc biệt sau 45 tuổi thì cùng với sự lão hóa do tuổi tác, bàn chân cũng cũng yếu đi rất nhanh

Do suy giảm nội tiết tố làm cho xương kém vững chắc hơn  và cơ  yếu dần hơn từ đó các bệnh lý từ bàn chân cũng xuất hiện dần và nhiều hơn. Các biểu hiện bệnh lý bàn chân thường xuất hiện sớm với các triệu chứng :

  • Hay bị chuột rút bàn chân, bắp chân.
  • Bàn chân lạnh (cả vào mùa hè)
  • Đau nhức bàn chân và cổ chân
  • Gai gót chân
  • Bàn chân giảm độ linh hoạt.

Vậy làm gì để bảo vệ bàn chân và làm cho quá trình lão hóa ở bàn chân chậm đi:

  • Thường xuyên chăm sóc bàn chân bằng cách ngâm chân nước ấm mỗi tối trước khi ngủ, mát xa bàn chân, xoa bóp các cơ bàn chân, cẳng chân để tăng lưu thông tuần hoàn.
  • Giữ ấm bàn chân vào mùa đông giá lạnh.
  • Tập luyện các bài tập cho các cơ vùng bàn chân, cẳng chân làm cho bàn chân vững chắc và khỏe mạnh, duy trì sự dẻo dai bền bỉ của đôi chân.
  • Tập luyện bổ trợ các cơ vùng chậu , vùng đùi giúp đôi chân khỏe mạnh tang lưu thông máu, dinh dưỡng cho đôi chân.
  • Tránh vận động và tập luyện quá mức làm cho quá tải các cơ vùng bàn chân , cẳng chân.
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ bàn chân bằng các đôi lót ,giầy dép sức khỏe để bàn chân luôn được nâng đỡ bảo vệ .

Bài cùng chuyên mục

LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP TOÀN DIỆN GIỮA TRUNG TÂM CÂN BẰNG CẤU TRÚC CƠ THỂ ASINA VÀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ECOLIFE.

Vừa qua, ngày 06.05.2024 đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp toàn diện giữa trung tâm cân bằng cấu trúc cơ thể Asina và phòng khám đa khoa Ecolife, với mong muốn đưa các phương pháp điều trị hiệu quả và trang thiết bị hiện đại trong điều trị và chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp toàn diện.

Trung Tâm Cân Bằng Cấu Trúc Cơ Thể ASINA đồng hành cùng Ngày Hội sức khỏe cộng đồng năm 2023

Ngày 23/12/2023, Phòng Khám ASINA đã tham gia Ngày Hội sức khỏe cộng đồng và tổ chức khám test cân bằng cấu trúc cơ thể miễn phí cho hơn 1.000 hội viên người cao tuổi có vấn đề về cơ xương khớp, nhằm nâng cao hiểu biết về phương pháp điều trị cơ xương khớp cân bằng cấu trúc cơ thể - một phương pháp điều trị cơ xương khớp đã được chứng minh hiệu quả và đang được ưa chuộng nhất hiện nay.

Tọa đàm khoa học “Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể”

Ngày 20/9/2023, Phòng khám Asina cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về bàn chân nhằm nâng cao hiểu biết nền tảng về thăng bằng, chuyển động của bàn chân và cột sống, thảo luận các phương pháp chẩn đoán đo lường và phương pháp điều trị.

Tọa đàm khoa học “Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể”

Ngày 20/09/2023, Phòng Khám ASINA cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về bàn chân nhằm nâng cao hiểu biết nền tảng về thăng bằng, chuyển động của bàn chân và cột sống, thảo luận các phương pháp chẩn đoán đo lường và phương pháp điều trị.

Tọa đàm khoa học 'Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể

Ngày 20/09/2023, Phòng Khám ASINA cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về bàn chân nhằm nâng cao hiểu biết nền tảng về thăng bằng, chuyển động của bàn chân và cột sống, thảo luận các phương pháp chẩn đoán đo lường và phương pháp điều trị.

Tọa đàm khoa học “Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể”

Ngày 20/09/2023, Phòng Khám ASINA cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về bàn chân nhằm nâng cao hiểu biết nền tảng về thăng bằng, chuyển động của bàn chân và cột sống, thảo luận các phương pháp chẩn đoán đo lường và phương pháp điều trị.

Khám bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống cùng chuyên gia người ý Dr William tại phòng khám ASINA

Dr William người Ý hợp tác với phòng khám ASINA khám bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống miễn phí cho người Việt tại phòng khám ASINA Số 10, ngõ 30, phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Chân Ngắn Chân Dài Thì Có Ảnh Hưởng Gì ???

Theo một nghiên cứu của Mỹ khoảng 40% dân số thường bị chân ngắn chân dài khoảng 0.5cm Và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ và tư thế cột sống ở mỗi người khác nhau và mỗi lứa tuổi khác nhau. Thông thường sai lệch trên 0,5cm là rất dễ có các vấn đề về cột sống cơ xương khớp.